Vạn vật trong vũ trụ được hình thành từ hai điện từ “ Âm” và “Dương”. “ Âm” và “Dương” là hai trạng thái đối lập nhau, trong tất cả các vật chất, môi trường sống và con người đều tồn tại âm dương. Khi chúng ta phân biệt, hiểu rõ, điều tiết lượng “Âm” và “Dương” một cách phù hợp thông qua việc ăn uống. cũng giúp cho ta phần nào đó có được sự cân bằng này, từ đó có cuộc sống tốt đẹp hơn.
“NHẤT ÂM NHẤT DƯƠNG CHI VỊ ĐẠO
THIÊN ÂM THIÊN DƯƠNG CHI VỊ TẬT”
Nghệ thuật ăn uống của người Việt Nam trước đây hết sức tinh tế dựa trên cơ sở của triết lý cân bằng Âm Dương – Ngũ Hành.
Một vài đặc trưng cơ bản của “Âm” và “Dương” được phân biệt như sau:
Tính chất Dương (+): Thiện, lòng biết ơn, lòng tốt, can đảm, tăng trưởng, đúng, thành công, hạnh phúc, giàu có, thịnh vượng, nặng, cứng. Khi nói về vị thì: Mặn, đắng, chát ..
Tính chất Âm (-): Ác, sự ghét bỏ, tức giận, hận thù, lo lắng , sợ hãi, suy tàn, sai, thất bại, đau khổ, nghèo nàn, nhẹ, mềm. Khi nói về vị thì: Chua, cay, ngọt ..
Nên chọn loại thức ăn thuần khiết như ngũ cốc, rau quả sạch, thảo mộc giúp chúng ta cân bằng âm dương, tạo ra sự mềm mại, dẻo dai trong sạch cơ thể.
Không nên chọn loại thức ăn không thuần khiết như động vật, đường hóa chất,… sẽ khiến cho chúng ta bất an, mê muội, thoái hóa, không sáng suốt.
Thức ăn phải cân bằng lượng Axit & Kiềm. Nên ăn nhiều rau củ quả các loại. Hạn chế sử dụng rượu, bia, các loại nước có chất đường hóa học, muối.
Thức ăn phải đủ chất dinh dưỡng: chất đạm, protein, chất xơ, sắt và Vitamin…
Dựa theo tính chất “Âm” và “Dương”, chúng ta chọn các thức ăn cho phù hợp. Không nên ăn quá dương hoặc quá âm mà phải cân bằng.
Đầu tiên, chúng ta phân biệt tính âm và dương của thực phẩm như sau: Ngũ cốc (các loại hạt, đậu) thì dương hơn các loại củ, quả và các loại rau. Thực phẩm có hình thể thu lại thì dương; có hình thể trương, nở thì âm.
Một số thực phẩm có tính dương như: Gạo mì, gạo tẻ, đậu ván, đậu đỏ lớn hạt, củ sắn dây, khoai mài, rau đắng, xà lách son, rau má, củ sam, cà rốt, quế, hồi, hắc hương, rau mùi, hành, kiệu, rau dấp cá, ngò, nghệ, tương đậu nành…
Một số thực phẩm có tính âm như: Bắp, các loại cà, khoai tây, măng, giá, nấm, dưa leo, bắp chuối, khoai mì, rau muống, mồng tơi, su xanh, khoai mỡ tím, khoai lang, bầu, khổ qua, đậu ve, đậu đũa, rau dền, su hào, khoai mở trắng, kem lạnh, nước đá, thức uống có đường, rượu, bia, cà phê…
Thức ăn có khả năng chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể. Bởi vì thực phẩm có khả năng khôi phục sự mất cân bằng “Âm” hoặc “Dương”, cũng như tăng cường năng lượng cho cơ thể.
Nói một cách đơn giản, một chế độ ăn uống không cân bằng giữa thực phẩm “Âm” và “Dương” về cơ bản sẽ phá vỡ sự hài hòa trong cơ thể, điều cần thiết cho các hệ thống trong cơ thể hoạt động hiệu quả. Chế độ ăn uống không cân bằng giữa thực phẩm “Âm” hoặc “Dương” sẽ khiến bạn dễ bị các biến chứng về sức khỏe.
Hãy luôn giữ chế độ dinh dưỡng cân bằng, bởi sự kết hợp hài hòa của mỗi loại hương vị không chỉ đem tới một món ăn tuyệt hảo, mà còn có lợi cho sức khỏe thân – tâm – trí của chúng ta.
“THỰC PHẨM THƯỢNG ĐẲNG DÀNH CHO LOÀI NGƯỜI LÀ NGŨ CỐC & RAU CỦ”
================================
TIÊU DAO PHONG THỦY – Chuyên gia tư vấn Phong thủy Năng lượng
Địa chỉ: Số 25/1C Đường Thăng Long, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh