🌟BẢN NGÃ🌟
Bản ngã có nhiều cấp độ từ thô cho đến tế.
-Ở mức độ thô của thế gian, thì bản ngã có nguồn gốc từ lòng tham, vì tham ko được nên sân, nên hay bực mình, cau có.
Nếu được rồi thì là sợ mất, nên ai động đến quyền lợi thì liền la to, nhằm để bảo vệ quyền lợi của mình.
Tất cả đó đều là nỗi sợ hãi, mà nguồn gốc là từ tham.
Sân nổi lên cũng từ tham mà có.
Và tham, sân là nguồn gốc của sự si mê, vì ko nhận thức được rằng TA LÀ AI.
-Ở mức độ vi tế hơn là sự phản ứng.
Đây thuộc về vấn đề định kiến và quan điểm của nhận thức.
Thường thì những kiến thức thu thập và học hỏi từ cuộc sống, đã được chiếm giữ rồi hình thành nên định kiến và quan điểm của mình.
Nên ít khi chịu lắng nghe ai nói, mà chỉ muốn người khác lắng nghe mình.
Vì vậy mỗi khi nghe ai nói điều gì gọi là trái tai, tức ko hợp với định kiến và quan điểm của mình, thì liền trong tâm dựng lên bức tường bản ngã chặn lại, ko muốn nghe, và thậm chí cãi lại thành lời, để rồi 2 bên có thành kiến và ko ưa nhau, thậm chí còn ghét nhau.
Ai nói gì hợp với mình, khen mình thì mình thấy vui và ngược lại.
-Ở 1 tầng vi tế sâu hơn nữa đó là khi trực ngộ về tâm linh, gọi là giác ngộ xuất thế gian.
Nhưng giác ngộ cũng có nhiều tầng bậc.
Bên đạo Phật có 4 tầng giác ngộ khi chứng Thánh quả:
1- Tu đà hoàn: đã nhập dòng, nhưng tham sân si vi tế vẫn còn, tức bản ngã vi tế vẫn còn, giác ngộ 1/4.
-2 Tư đà hàm: bậc Thánh này hết sân nhưng vẫn còn tham vi tế, bản ngã vẫn còn, giác ngộ 2/4.
-A na hàm: hết tham sân nhưng còn si vi tế, bản ngã vi tế còn, giác ngộ 3/4
3 bậc trên gọi là hữu học, chưa xong, còn cần phải trãi nghiệm thêm.
-A la hán: đã triệt tiêu tham sân và si nên giác ngộ hoàn toàn, đây gọi là bậc vô học, ko còn gì để trãi nghiệm nữa trong thế gian, bản ngã biến mất và đạt đến vô ngã hoàn toàn.
Vì thế mà bản ngã xuyên suốt từ phàm phu cho đến khi chứng Thánh quả, gọi là giác ngộ.
Nhưng giác ngộ thì có nhiều tầng bậc từ sơ ngộ, đến trung ngộ, rồi mới đến Đại ngộ, còn gọi là triệt ngộ- giác ngộ hoàn toàn.
Vì vậy, dù có bừng tỉnh, hay gọi là thức tỉnh chưa phải là xong, mà luôn để ý đến bản ngã vi tế của mình.
Nó nằm ẩn kín ở chiều sâu bên trong.
Nhất là để ý, khi người khác nói theo và khen mình có còn vui vi tế trong lòng hay ko.
Và nếu 1 ai nghịch ý, mình có chịu lắng nghe, yêu thương họ và chịu khó nhẫn nại, nhỏ nhẹ phân tích cho họ nghe ra vấn đề mà họ chưa thông hay không.
Hay là ai trái ý mình thì mình liền loại trừ họ.
Nhất là trong vấn đề chia sẻ đạo lý và tâm linh này.
st
=====🌟🌟🌟🌟🌟=====
☯️ TIÊU DAO PHONG THỦY – Chuyên gia tư vấn phong thủy
📮 Địa chỉ: Số 25/1A Đường Thăng Long, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
👉Web: www.tieudaophongthuy.vn
📩 info@tieudaophongthuy.com
📲 Hotline tư vấn: 0946 81 33 11
🤝🤝🤝🤝🤝 Tiêu Dao Phong Thủy